Những lý do tại sao bạn lại bị từ chối Visa Đức?
Những lý do tại sao bạn lại bị từ chối Visa Đức?
Chào mừng bạn đến với du học Apec. Trong bài viết này Du học APEC sẽ chia sẻ với bạn những lý do tại sao bạn lại bị từ chối Visa Đức.Trong quá trình chuẩn bị có thể có một số sai sót khiến hồ sơ của bạn bị từ chối.
Số lượng sinh viên tới Đức ngày càng tăng nhờ vào chính sách miễn học phí cho cả sinh viên quốc tế. Việc bị từ chối Visa sẽ khiến bạn mất thêm khá nhiều thời gian, vậy nên cho dù tỉ lệ visa du học Đức bị từ chối không quá cao nếu so với một vài nước khác nhưng bạn cũng nên chuẩn bị thật kỹ càng để mọi chuyện diễn ra đúng kế hoạch.
Sau đây DU HỌC APEC sẽ nói cho bạn biết một vài lý do bị từ chối Visa du học thường gặp và cách để khắc phục.
Tình hình tài chính không ổn định
Đức vốn nổi tiếng với hệ thống giáo dục hiện đại, chi phí hợp lý nên rất nhiều bạn bất ngờ khi bị từ chối Visa vì lý do tài chính. Thực tế, nhà nước Đức chỉ giúp bạn giảm gánh nặng tiền học phí và bạn phải chứng minh mình đủ khả năng tự lo chi phí sinh hoạt (tiền ăn, tiền thuê nhà, tiền đi lại, v.v.) cho thời gian bạn ở Đức - đó là điều bạn phải thể hiện rõ trong hồ sơ xin Visa của mình.
Hơn nữa, chính phủ Đức cũng muốn sinh viên có đủ tài chính để trang trải cho cuộc sống và tập trung cho học tập để có kết quả tốt, thay vì phải vừa học vừa lo giải quyết các vấn đề tài chính, nhận quá nhiều việc làm thêm hoặc thậm chí là phạm tội. Đó là lý do tại sao việc chứng minh bạn đủ khả năng tài chính là rất quan trọng trong quá trình làm hồ sơ xin Visa du học Đức.
Cách khắc phục
Cách chứng minh tài chính phổ biến nhất là tạo tài khoản phong tỏa. Tài khoản phong tỏa là một loại tài khoản ngân hàng đặc biệt, bạn sẽ không được rút tiền thoải mái mà chỉ được rút mỗi tháng một số tiền nhất định. Theo quy định từ 01.01.2020, để chứng minh tài chính du học Đức bạn phải có đủ 10.236€ trong tài khoản phong tỏa (tương đương 12 tháng, mỗi tháng bạn được rút tối đa 853€).
Chọn sai bảo hiểm
Có một điều nhiều bạn không biết: không phải bất cứ bảo hiểm nào cũng được chấp nhận cho việc xin Visa du học Đức. Vậy yếu tố quyết định trong việc tìm và chọn một nhà cung cấp bảo hiểm thích hợp là gì?
Theo quy định của chính phủ Đức, mức bảo hiểm tối thiểu của nhà cung cấp bảo hiểm bạn chọn phải đạt ít nhất 30.000€. Nếu bạn chọn sai nhà cung cấp bảo hiểm, thì nguy cơ bạn bị từ chối Visa khá cao.
Cách khắc phục
Hãy tìm hiểu kĩ trước khi mua bảo hiểm, hỏi rõ các điều khoản cũng như mức bồi thường tối thiểu, để có thể chắc chắn bạn không gặp rắc rối khi nộp hồ sơ xin Visa.
Kết quả học tập không tốt
Học tập ở Đức không phải là chuyện dễ - đó là điều rất nhiều du học sinh Việt Nam tại Đức vẫn luôn nói. Chính vì vậy, Đại sứ quán Đức cần thấy bạn có đủ khả năng để thích nghi với môi trường học thuật tại Đức.
Để đánh giá điều này, Đại sứ quán Đức sẽ xem xét và đánh giá hồ sơ học tập bạn gửi cho họ. Một hồ sơ học tập không đủ tốt, có thể khiến họ nghĩ bạn không đủ khả năng học tập tại Đức và không cấp Visa cho bạn.
Cách khắc phục
Năng lực của một người không phải lúc nào cũng phụ thuộc vào kết quả học tập của họ. DU HỌC APEC hiểu điều đó. Vậy nên, nếu điểm bạn không thuộc hàng top, thì hãy thể hiện năng lực, sự quyết tâm của mình qua Thư trình bày mục đích sang Đức (Motivation Letter), hoặc tại các buổi phỏng vấn.
Đừng quên trình bày kế hoạch học tập của mình để cải thiện kết quả học tập của mình, nếu bạn có cơ hội được học tập tại Đức.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chứng minh khả năng của mình qua kinh nghiệp làm việc, tham gia các hoạt động ngoại khóa, v.v.
Trình độ ngoại ngữ không đủ tốt
Đây là một vấn đề nhiều bạn không xem trọng, nhưng lại thật sự rất quan trọng. Khả năng ngoại ngữ là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của bạn trong việc học tập tại nước ngoài. Đại sứ quán có thể sẽ không cấp Visa cho bạn nếu họ thấy khả năng ngoại ngữ của bạn không đủ để có thể hoàn thành việc học tại Đức.
Cách khắc phục
Học ngoại ngữ là việc rất mất thời gian và không thể “đánh nhanh rút gọn”, vậy nên hãy dành thời gian cho nó và luôn ý thức rằng học ngoại ngữ không phải chỉ để có chứng chỉ.
Ví dụ dù trường chỉ yêu cầu B1 tiếng Đức thì bạn cũng nên học hơn B1 một chút. Ví dụ sau khi bạn thi B1 xong, trong lúc chờ kết quả hồ sơ từ trường, bạn vẫn nên học lên B2 thay vì chỉ ngồi đợi kết quả và không làm gì.
Thông thường, bạn cần đảm bảo trình độ tiếng Đức của mình vào khoảng B2, tiếng Anh IELTS 6.5, TOEFL 71. Nếu vẫn chưa tự tin về khả năng ngoại ngữ của mình, bạn có thể đăng ký thêm các khóa học tiếng (đối với tiếng Đức, bạn có thể liên hệ với viện Goethe).
Ngoài ra, bạn nên lưu ý, không nên cố tình làm giả các giấy tờ, chứng chỉ ngoại ngữ hoặc cung cấp thông tin sai. Điều này sẽ khiến hồ sơ của bạn bị đánh rớt ngay lập tức.
Thiếu sự nhất quán trong việc chọn chương trình học
Ví dụ, bạn nộp đơn vào một lĩnh vực hoàn toàn không liên quan tới ngành bạn đã từng học hoặc làm. Ví dụ bạn học Cử nhân Sư phạm toán, nhưng lại nộp hồ sơ xin học Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Điều này sẽ khiến nhân viên kiểm tra hồ sơ đặt ra câu hỏi rất lớn. Việc nộp hồ sơ học văn bằng hai bậc thạc sĩ hoặc đại học cũng gây ra những thắc mắc cho người xét duyệt hồ sơ.
Cách khắc phục
Tốt nhất bạn nên thể hiện sự nhất quán trong việc chọn chương trình học của mình. Trong trường hợp bạn muốn đổi nghề, hãy thể hiện điều đó qua Thư trình bày mục đích sang Đức hoặc qua kiến thức, sự đam mê và kinh nghiệm làm việc ở lĩnh vực mà bạn muốn đổi sang.
Phỏng vấn không tốt
Đây là điều không chỉ xảy ra với việc xin Visa du học Đức mà còn rất nhiều các nước khác nữa. Nếu bạn luôn nói rằng bạn muốn học ở Đức thì ít nhất bạn cũng nên trang bị có mình một chút kiến thức về đất nước này. Việc không trả lời được những câu hỏi đơn giản như “Tại sao bạn lại muốn học Kinh tế ở Đức?” sẽ khiến mọi người nghi ngờ về sự nghiêm túc của bạn đối với việc du học đó!
Cách khắc phục
DU HỌC APEC có thể gợi ý cho bạn 4 nhóm câu hỏi như sau, bạn nên dựa vào đó để chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn của mình
- Kiến thức cơ bản về nước Đức
- Động cơ học tập tại Đức
- Sự nghiêm túc về việc học tập tại Đức
- Tình trạng tài chính
Ngành bạn muốn học không phù hợp với nhu cầu về nhân lực của nước Đức trong tương lai
Nhiều chính phủ cấp học bổng cho sinh viên quốc tế với mong muốn thu hút nhân tài cho đất nước họ, nước Đức cũng vậy. Dĩ nhiên họ sẽ không từ chối Visa của bạn, chỉ vì bạn học ngành họ không muốn. Tuy nhiên, cơ hội có Visa sẽ cao hơn, nếu ngành bạn muốn học là ngành đang có nhu cầu về nhân lực cao ở Đức.
Cách khắc phục
DU HỌC APEC khuyên bạn không nên chọn ngành bạn không thích chỉ vì để dễ xin Visa hơn. Vì chương trình học ở Đức khá nặng, nếu phải học thứ mình không thích, chắc chắn bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng chán nản. Điều này sẽ khiến kết quả học tập của bạn không tốt, dẫn đến tình trạng bỏ học, bị đuổi học hoặc thậm chí là bị trục xuất.
Vậy nên, hãy chọn ngành mình thích và thể hiện rằng mình sẽ rất xuất sắc trong lĩnh vực đó, đóng góp cho nước Đức và quê hương của bạn.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
📞 Hotline/Zalo: 0969 762 488 | 0936 126 566
📧 Email: lienhe@apec.vn
🌏 Website: https://apec.vn
📌 Add: Số 26, Ngõ 108/50Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội