Thủ tục xin Visa du học Đức hướng dẫn chi tiết nhất
Thủ tục xin Visa du học Đức hướng dẫn chi tiết nhất
Bạn đang tự hỏi Muốn xin Visa Đức thì làm thế nào? Trong bài viết ngày hôm nay bạn hãy cùng Du Học APEC xem qua bài viết Thủ tục xin Visa du học Đức nhé!
Các trường hợp được phép xin thị thực dành cho du học sinh
- Sinh viên, có dự định học tập nghiên cứu tại Đức
- Sinh viên, có dự định học tiếng tại Đức, đối với các trường hợp đã có được giấy báo nhập học của các trường ở Đức
- Sinh viên, có dự định học dự bị đại học tại Đức
- Sinh viên, có dự định đi thực tập tại Đức
Hướng dẫn nộp hồ sơ xin thị thực du học Đức
Nơi nộp hồ sơ
Theo quy định mới, hiện tại bạn phải nộp hồ sơ qua VFS Global thay vì nộp trực tiếp tại LSQ/ĐSQ. Các địa điểm tiếp nhận hồ sơ của VFS Global như sau:
- HÀ NỘI TÒA NHÀ OCEAN PARK Phòng 207, Tầng 2, số 1 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa Thành phố Hà Nội, 100000 Việt Nam
- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÒA NHÀ RESCO Tầng 3, số 94-96 đường Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh, 700000 Việt Nam
- THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÒA NHÀ ACB Tầng 5, 218 đường Bạch Đằng. phường Phước Ninh, quận Hải Châu Thành phố Đà Nẵng, 550000 Việt Nam
Đặt lịch hẹn
VFS Global
Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Hộ chiếu
- Ảnh hộ chiếu (x2)
- Đơn xin thị thực (x2) Tải đơn tại đây. Hoặc điền đơn tại đây.
- Bản gốc và 2 bản sao của:
- Chứng minh mục đích sang Đức:
- Giấy báo nhập học của một trường Đại học, Giấy báo tham dự kì thi đầu vào của một trường dự bị đại học, …
- APS
- Lý lịch theo trình tự thời gian
- Thư bày tỏ nguyện vọng
- Chứng minh trình độ ngoại ngữ
- Chứng minh khả năng tài chính
- Chứng nhận có bảo hiểm y tế cho khoảng thời hạn của thị thực (Xuất trình chứng nhận này sau khi phòng thị thực thông báo thị thực có thể được cấp)
Lưu ý: Trong một số trường hợp bạn phải nộp thêm một số giấy tờ khác (giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh của con, v.v.)
Phỏng vấn
Phỏng vấn Visa du học Đức không quá phức tạp, DU HỌC APEC có tham khảo kinh nghiệm của một bạn sinh viên như sau: "Trong buổi phỏng vấn em được hỏi tại sao lại muốn học Kinh Tế ở Đức? Dự định sau khi học xong của em như thế nào? ..."
Thời gian xét duyệt
Thời gian xét duyệt để cấp Visa dài hạn có thể lên tới 8-12 tuần.
Lệ phí 75 €
Một số điều cần chú ý đối với thị thực du học
Bạn được phép:
Nếu bạn cần thêm thời gian để hoàn thành việc học tập nghiên cứu của mình, bạn được phép gia hạn thị thực mà bạn đang có
Làm việc không quá 120 ngày (240 nửa ngày)/ năm nếu nó không làm ảnh hưởng đến việc học của bạn
Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể được ở lại Đức 18 tháng để tìm cho mình một công việc phù hợp với ngành học. Trong 18 tháng này, bạn được phép làm việc tự do (quy định 120 ngày không còn được áp dụng cho bạn nữa), bạn cũng có thể đăng ký tự kinh doanh hoặc làm các việc ngắn hạn, trước khi bắt đầu công việc chính thức của mình.
Bạn không được phép:
Làm việc toàn thời gian - nhiều hơn 120 ngày/ năm. Nếu bạn muốn làm hơn con số này bạn phải đổi visa sang visa làm việc, hoặc phải xin phép Arbeitsagentur
Bỏ dở việc học - bạn đang sở hữu visa du học, điều này đồng nghĩa với việc mục đích lưu trú của bạn ở Đức là để học tập nghiên cứu, nếu bạn không thực hiện điều này thì visa của bạn sẽ không còn hiệu lực
Thời gian lưu trú
Thông thường, bạn sẽ được cấp visa lần đầu khoảng 3-6 tháng, sau khi sang Đức và hoàn thành một số thủ tục khác, bạn có thể xin gia hạn visa sao cho phù hợp với thời gian bạn cần để hoàn thành khóa học của bạn.
Những thủ tục cần hoàn thành sau khi đến Đức
Tìm chỗ ở:
Đây là việc quan trọng nhất bạn phải làm sau khi đặt chân tới Đức. Bạn có thể tự thuê căn hộ, tìm phòng ở kí túc xá dành cho sinh viên, … Bài viết chi tiết hơn dành cho bạn ở đây nhé:
Đăng ký thường trú
Sau khi có chỗ ở, bạn phải đăng ký thường trú ở các cơ quan hành chính tại thành phố nơi bạn ở ví dụ như Einwohnermeldeamt hoặc Bürgeramt
Bảo hiểm ý tế
Khi bạn mới sang Đức, thông thường bạn chỉ có bảo hiểm du lịch (thời hạn 3 - 6 tháng) việc bạn cần làm ngay là tìm cho mình một nhà cung cấp bảo hiểm y tế bởi điều này là bắt buộc khi bạn ở Đức. Đây cũng là điều kiện cần thiết nếu bạn muốn đăng ký nhập ở trường đại học.
Đăng ký nhập học
Sau khi có chỗ ở và có bảo hiểm, bạn phải đến trường để hoàn thành thủ tục nhập học. Chỉ sau khi hoàn thành bước này bạn mới chính thức trở thành sinh viên của trường, có quyền tham gia các khóa học cũng như hưởng những ưu đãi dành cho sinh viên. Trường sẽ thông báo, những hồ sơ bạn cần mang theo để đăng ký nhập học, thông thường bạn cần chuẩn bị: hộ chiếu, giấy gọi nhập học, giấy chứng nhận bạn có bảo hiểm y tế, hình (để làm thẻ sinh viên), v.v.
Sau khi nộp đủ hồ sơ, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận tạm thời cũng như thẻ sinh viên tạm thời. Bước tiếp theo bạn cần làm là nộp Semesterbeitrag (một khoản đóng góp nhỏ cho trường, thường khoảng 250€/ học kỳ) và nộp giấy chứng nhận đã chuyển khoản cho trường. Sau đó bạn phải chờ vài tuần để có thẻ sinh viên chính thức, email sinh viên, cũng như tài khoản đăng nhập để dùng wifi trong khuôn viên trường và đăng ký môn học.
Mở tài khoản ngân hàng:
Thường bạn sẽ cần tài khoản ngân hàng để mua sắm, thanh toán tiền nhà, nhận lương khi đi làm, v.v. Có một số ngân hàng cung cấp tài khoản miễn phí, một số chỉ miễn phí cho sinh viên, hoặc sinh viên dưới 25 tuổi. Bạn có thể tìm hiểu thêm ở các bài viết khác của DU HỌC APEC
Gia hạn visa ở sở ngoại kiều
Như đã nói ở trên, khi mới sang Đức, bạn chỉ có visa cho khoảng 3 - 6 tháng nhưng để hoàn thành việc học, bạn chắc chắn cần nhiều thời gian hơn. Để gia hạn visa bạn cần một số giấy tờ như:
- Hộ chiếu
- Giấy chứng nhận đã đăng ký thường trú
- Giấy chứng nhận đã có bảo hiểm y tế
- Giấy chứng nhận của trường đại học rằng bạn là sinh viên của trường
- Hình
- Chứng minh khả năng tài chính
Ngoài ra còn một số giấy tờ khác, tùy vào từng sở ngoại kiều. Ngoài ra bạn phải đóng một khoản phí cho thẻ cư trú (110€).
Nếu bạn còn thắc mắc gì thì liên hệ với DU HỌC APEC ngay nhé!
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
📞 Hotline/Zalo: 0969 762 488 | 0936 126 566
📧 Email: lienhe@apec.vn
🌏 Website: https://apec.vn
📌 Add: Số 26, Ngõ 108/50Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội